MỤ GHẺ - tiểu thuyết - chương 14.1


Chương 14, Sài Gòn, tháng 10 năm 2012
Thất nghiệp đồng nghĩa với việc thời gian trở lên quá đỗi dư dả - một cuộc sống mà Du chưa từng nghĩ đến trước đây. Nhưng cô chỉ muốn nghỉ ngơi ít tuần và sẽ tìm nhanh một công việc mới.
Bởi bé Giang nói đúng, nếu Du ở nhà thì cô sẽ trở thành người ăn bám mặc cho việc chi tiêu cá nhân, Du vẫn đang dùng từ sổ tiết kiệm của chính mình. Một điều quan trọng hơn, con bé sẽ nhìn cô ngang tầm với người giúp việc.

Và có Chúa mới biết, liệu con bé có còn lôi kéo bạn bé đến  nhà và sai khiến cô như chủ nhà hành hạ một con rô bốt.
Du chưa từng vào phòng của bé Giang trước đây, phần vì công việc bận sớm hôm đến tối muộn, phần vì con bé đã đưa ra lời ‘nhắc nhở’ ngay sau khi buổi hôn lễ kết thúc, “Dì sống trong nhà này, không đồng nghĩa với việc được tự do ra vào mọi ngóc ngách. Vì thế, mong dì hãy tránh xa phòng riêng của con.”
Nếu là người ngoài gia đình, hẳn họ sẽ cười trừ mà an ủi Du, “Ôi! Vậy thì mặc thây con bé! Mình càng nhàn rỗi! Đâu có sao!”
Nhưng vào những ngày cuối tuần, hế có tiếng máy hút bụi, tiếng dịch chuyển bàn ghế va chạm vào nhau…, từ phòng bé Giang, Du đều chạy đến, “Dì làm chung cùng con nhé!”
Giang chỉ ngẩng đầu lên nhìn Du trong ít giây, rồi con bé lại vờ như trước mặt chỉ là không khí và không khí. Đã vậy, Giang còn hát bâng quơ, “Tôi có một người mẹ kế. Mẹ kế rất đáng yêu. Mẹ kế nấu ăn cực siêu. Mẹ kế chiên cá cháy. Mẹ kế nấu canh muối. Là lá la…”
Những lần như vậy, Du chỉ còn biết rời khỏi căn phòng của cô chủ nhỏ khó ưa và mang theo chiếc máy chụp hình để ra ngoài xả stress.
Nhưng ngày hôm nay thì khác, Viễn đã tới công ty, bé Giang cũng đã rời khỏi nhà từ sáng sớm, chỉ còn Du tổng vệ sinh nhà cửa, lẽ nào lại chừa riêng phòng của con bé ra?
Vì thế, Du quyết định lấy chùm chìa khóa dự phòng để ‘xâm nhập vào ốc đảo của GiGi’.
Không giống với tưởng tượng của Du, phòng riêng của bé Giang khá gọn gàng và ngăn nắp. Không gian bao quanh là một màu trắng lạnh kết hợp với đồ dùng cá nhân, hộc tủ và giường sơn màu xanh mát. Căn phòng có hai ô cửa sổ, tất cả đều hướng nhìn về vườn hoa. Trên bệ cửa, bé Giang chăm sóc khá nhiều giống hoa lạ khác nhau,  nhưng đều có chung một màu trắng khi chúng bung cánh nở.
Du mỉm cười, trong suy nghĩ của cô, bây giờ con bé hệt như thiên thần nhỏ, mong manh và dịu dàng. Chỉ là đối với Du, Giang vẫn còn có ác cảm bởi hai từ ‘mẹ kế’ mà thôi.
Nhưng khi dọn dẹp nhà vệ sinh, vỏ bao bì của hộp que thử thai lô nguyên nửa ra  ngoài thùng rác khiến Du sững người. Mọi ý nghĩ tốt đẹp mà Du vừa dành cho con bé đều tan biến như bọt xà phòng. Thay vào đó là cảm giác bàng hoàng đến sửng sốt: con bé mới chỉ vào lớp chín, và chiếc que thử  nhỏ trên tay Du là vạch hồng mờ mờ nằm song song nhau.
Dụi mắt, Du nhìn lại chiếc que nhỏ với hai vạch hồng nhạt một lần nữa. Không nhầm lẫn. Không thể tin được. Du vùi mọi thứ xuống thùng rác như lúc ban đầu và loạng choạng trở ra ngoài.
Cô cần phải làm gì với con bé đây?
Khóa cửa phòng như cũ, Du trở xuống dưới lầu trệt. Nhưng ngay khi xuống được nửa cầu thang, cô buộc phải nép mình sau kệ tủ cao chưa đầy rượu ở phòng khách.
Cánh cửa phòng khách mở toang, Giang chạy xô vào trong và đi thẳng tới phòng vệ sinh ngay gần lối rẽ với thư viện. Cánh cửa phòng đóng sập ngay sau đó.
Du lắng nghe tiếng nước xối mạnh hòa lẫn tiếng nôn mửa từ phòng vệ sinh. Hai bàn tay Du đan vào nhau, “Mình là một người mẹ đấy!”, cô lẩm bẩm tự nhắc nhở bản thân.
“Sao không nghe máy, hả?” Giang gào lên trong điện thoại. Cô bé bước ra ngoài, tiện chân đá cánh cửa phòng vệ sinh đóng sập lại. “Tên khốn! Rốt cuộc thì anh chạy trốn, phải vậy không?”
Giang đi thẳng vào quầy bếp và pha mì tôm. Nhưng khi vừa trút nước sôi vào tô, cô nôn ọe vì mùi thơm đặc trưng của mỡ cay và xì dầu. Giang khom người, một tay ôm bụng, một tay vịn lấy quầy bếp để tì cả cơ thể lên.
Cô tiếp tục buông lời chửi thề sau nhiều phút liên tiếp.
Khi cơn buồn nôn dịu đi, Giang bưng bát tô mì ra bàn ăn. Cùng lúc, Du tiến về phía Giang. Ngay lập tức, hai chân con bé đi giật lùi lại, tô mì rơi xuống sàn và vỡ choang. Nước mỡ cay chảy tràn.
“Dì? Dì…?” Giang lúng túng. Cô hết nhìn xuống sàn nhà lại ngẩng đầu lên nhìn Du.
“Con có chuyện gì à?” Nhất định, Du không được làm cho con bé sợ hãi dù Du biết tỏng nó vốn chẳng coi Du ra gì, chứ đừng nói đến kinh sợ. Nếu có, chỉ là Giang đang sợ hãi nếu như Du phát hiện ra mọi chuyện  này mà thôi.
Thay vì trả lời câu hỏi của Du, Giang vặn vẹo lại, “Dì… đi đâu mới về à?”
Trên tay Du trống rỗng, cô không thể nói dối mình vừa đi chợ về. Du đang mặc bộ quần áo ở nhà, và cô cũng lúng túng, “Ừ thì…, dì đi bộ quanh công viên trước nhà thôi.”
Giang thở mạnh như thể cả phút đồng hồ qua hệ thống hô hấp của cô đã phải  ngưng hoạt động. “Vậy con phiền dì dọn giùm chỗ mì này nhé!”
Giang bỏ ra ngoài. Chiếc điện thoại trên tay vẫn im lìm không tín hiệu.
Từ cửa sổ trong nhà bếp nhìn ra, Giang ngồi ủ rũ trên chiếc xích đủ trắng giữa vườn hoa. Đôi mắt lo lắng của cô vẫn dán chặt vào màn hình điện thoại. Du nghĩ, con bé đang chờ phản hồi từ cái ‘tên khốn’ đó!
Du cũng có lí do để tiến đến gần chỗ con bé mà không bị nghi ngờ. Bởi cô vẫn thường phơi ảnh sau khi rửa trên sợi dây thép ngay gần đó. Nhưng khi Du còn cách đó mươi mét, Giang lại đứng dậy và có ý định bỏ đi.
“Này? GiGi?” Du lớn tiếng, “Hôm nay cuối tuần, con không đi chơi với bạn thì phải học bài chứ. Sắp thi hết học kì một rồi đấy!”
Bước chân Giang dài, và nhanh hơn.
“Này! GiGi? Dì đang nói chuyện với con đấy!”
Giang chuẩn bị bỏ chạy.
Vậy là Du lại phải đe dọa chiêu bài cũ, “Con thử chạy trốn dì nữa xem. Dì sẽ mách ba Viễn về việc con gần như phải học lại lớp tám đấy!”
“Vâng!” Giang gào lên, con bé quay nửa người lại. “Thưa dì, con đang chờ bạn đến và đi chơi đây ạ!”
Du cười tươi, “Bạn trai con hả? Có phải anh chàng bảnh bao ngày trước đó không? Cậu ta tên gì ấy nhỉ? À! À! Tên Minh phải không?”
Ánh mắt Giang thoáng bối rối. Cô phớt lờ mọi rắc rối đang xảy ra với mình. “Mà làm ơn, dì đừng có gọi con là GiGi nữa. Cái tên đó không phải là dành cho dì.”
Du muốn cười với Giang. Chẳng phải, con bé đang có suy nghĩ tích cực, hay chí ít là có cái nhìn thay đổi đối với cô hơn sao. Cô gọi tên GiGi, và con bé vẫn trả lời, thay vì giả câm giả điếc như trước kia. “Hay GiGi mời bạn đến nhà chơi. Dì cũng đang rảnh rỗi mà. Dì sẽ vào bếp nướng bánh, hay làm đồ ăn nhanh gì đó nhỉ?”
‘Dì Du đang cố tình lôi lại chuyện cũ để nhạo báng, hay dì đã biết chuyện gì đó như tình trạng buồn nôn của mình?’ Giang bặm môi nghĩ ngợi. “Không! Con đã chủ động chia tay tên đó rồi!” Giang hậm hực nói.
Giang lẩm bẩm về ‘tên khốn’ mà Giang đã nguyền rủa vào sáng nay.
Cùng lúc, điện thoại Giang đổ chuông. Con bé vội vàng bắt máy, “Anh định làm gì với nó đây? Tại sao lại không liên lạc ngay với em chứ?” Rồi như nhớ ra Du đang ở ngay trước mặt, Giang chạy vội đi. Và sau mấy giây, Giang gào lên sau bụi cây hoa hồng gần đó mà quên đi tất cả, “Anh dám đòi chia tay với tôi ư? Minh? Anh dám sao? Tên khốn này!”
Du gần như nín thở. ‘Tên khốn’ đã bỏ mặc GiGi. Viễn càng không thể biết chuyện này. Chỉ còn một mình Du thôi. Du không thể để con bé tự xoay sở như những ngày đã phải gắng sức giấu nhẹm cơn buồn nôn và lo lắng một mình.
Giang ngồi bó gối, cô vùi mặt vào chiếc khăn voan hồng quàng cổ và khóc rưng rức. Chiếc điện thoại bị cô ném về phía trước, rơi cả lớp vỏ và cục pin ra ngoài.
Giang tuyệt vọng.
Giang bế tắc.
Du ngồi bệt xuống thảm cỏ ngay cạnh bé Giang, “Có chuyện gì xảy ra với con à? GiGi?”
“Dì nghe thấy hết rồi còn hỏi?” Giang hét lên, “Đừng giả vờ nữa. Dì muốn nhạo báng con vì tội nói dối ư?”
Bé Giang đang nói dối? Chắc chắn rồi!
“Anh ta đòi chia tay đấy!” Giang khóc nức nở, “Không phải con chủ động đâu! Chắc dì vui lắm nhỉ? Anh ta thay dì dạy dỗ con rồi!”
Du có vui không? Cô lắc đầu, “Làm sao dì có thể vui được khi con đang có chuyện buồn lòng cơ chứ?”
Giang ngẩng đầu lên. Đôi mắt con bé đỏ hoe vì nước mắt.
Giang nấc lên dữ dội, “Con khổ quá, dì Du ơi? Con đã sai rồi! Con đã sai rồi! Dì Du ạ.”
Du dang tay ôm con bé vào lòng mình. Giang không từ chối. Khuôn mặt lem luốc vì nước mắt của con bé đổ gục trên vai Du. “Dì Du à? Dì cho con mượn ít tiền nhé!”
Và Du đã nghĩ, Giang sẽ nói mọi sự thật và cần sự giúp đỡ từ cô.
Nhưng không, con bé tiếp tục thổn thức trên vai Du, “Con cần tiền mua ít đồ để phục vụ việc học…, và cả tiền học thêm nữa!”
Du muốn đẩy cơ thể Giang ra khỏi vòng tay mình nhưng hai bàn tay con bé bám víu lấy mảnh lưng cô. Du vẫn biết là không nên trách cứ gì Giang khi con bé đang lâm vào hoàn cảnh  này, nhưng cô không thể kiềm chế dù có vô vàn lí do được đưa ra một cách xấc láo, Du trở nên giận dữ. Cô nín nhịn thái độ bực tức của mình bằng cách cắn môi dưới.
Khoảng lặng kéo dài suốt nhiều phút sau đó, Giang bắt đầu cảm thấy ngượng ngập với tình cảnh trở nên quá đỗi gần gũi như thế này. Cô buông cánh tay ra khỏi người Du. Đôi mắt cô cụp xuống, “Con xin lỗi. Con không nên xin xỏ bất kì thứ gì ở dì khi mà mối quan hệ của chúng ta vốn đã chẳng thân thiết.” Giang đứng dậy và rời đi nhanh chóng.
Du ngồi bần thần trong vườn cây của gia đình. Con bé nói đúng, mối quan hệ này vốn đã chẳng thân thiết gì thì tại sao lại còn muốn vướng bận vào nhau?
Nhưng Du không thể để mặc con bé, nó còn quá trẻ, còn cả một tương lai rất dài đang chờ đợi. Mặc cho mối quan hệ này có đổ xuống sông hay trôi ra biển, Du cũng cần phải cứu con bé mới là điều trước tiên.
Phòng GiGi trống người. Chiếc xe đạp điện cũng đã biến mất. Du chạy vội xuống đường. Nhất định con bé vẫn chưa thể đi xa được.
Từ một tiệm cầm đồ nhỏ cách đó hai dãy phố, Du nhận ra dáng người dỏng cao trong bộ quần áo thể thao màu hồng của Giang. Con bé quyết định tự xoay sở - vẫn – luôn – là – một – mình như những năm qua.
Chiếc xe ôm chở Giang chạy lòng vòng trong khu phố Tàu ở quận năm. Mùi thơm đặc trưng của thuốc phơi khô phảng phất trong bầu không khí. Hai bên con đường nhỏ hẹp là những ngôi nhà đã cũ xây dựng san sát vào nhau với chi chít biển hiệu gắn đầy chữ và hình ảnh. Người dân bán buôn nơi đây có vẻ vô cùng nhộn nhịp. Kể cả đám trẻ mới lớn – chúng hò hét chơi đùa thay vì phải an phận với kho đồ chơi giả được chế biến từ nhựa sau những bức tường xây cao.
So với khu phố trong quận bẩy nơi Du đang sống – thì nơi đây rõ ràng là một bức tranh hoàn toàn khác biệt.
Chiếc xe ôm rẽ vào một con hẻm nhỏ với khoảng rộng không đủ lớn nếu có hai xe chạy song sog nhau. Những vũng nước mưa còn đọng lại từ đêm qua bắn té tát sang người dân đang ngồi ăn vặt trên chiếc ghế nhựa ở ven đường. Một vài người buôn bán hn2g rong tha thẩn ngủ gục bên những góc đường trong lúc tranh thủ dừng chân. Khác với trung tâm mua bán của khu phố Tàu, nơi đây với những quán ăn nhỏ tạo mùi nồng nặc bởi xúc xích và hành phi càng khiến con hẻm trở nên ngột ngạt, khó thở hơn.
Chiếc xe ôm dừng lại trước một ngồi nhà nhỏ nằm giữa một lò nướng bánh mì với bụi bay mù mịt trong không khí, và một văn phong được giới thiệu là tiệm nha khoa của một bác sĩ làm trong bệnh viện lớn ngoài quận một.
Giang bước vào trong nhà với lời nhắn để lại, “Chú chờ cháu ít phút rồi đưa cháu về quận bẩy luôn.”
Cách một đoạn, Du cũng vội vàng để lại lời nhắn với chú xe ôm chờ đợi mình, rồi bám theo Giang vào trong ngôi nhà nhỏ. Để tránh bị phát hiện, Du trùm mũ áo lên đầu, bịt khẩu trang, và đeo thêm chiếc kính đen kín gần như cả khuôn mặt.
Cô cũng không hiểu, mình hành động thế này để được gì, thay vì cứ lôi GiGi ra ngoài và cả hai sẽ cùng tới bệnh viện lớn.
Giang lấy tay che miệng với cơn buồn nôn trào lên quá họng bởi mùi cồn, mùi thuốc và cả mùi máu tanh nồng. Qua khe cửa kính, cô nhìn vào trong với những căn phòng nhỏ được chia theo ô với ngăn cách bởi miếng nhựa hoặc phản gỗ.
Giang lạnh sống lưng với cảnh máu chảy tràn hay tiếng la hét dữ dội bởi cơn co thắt từ những cô gái nửa ngồi nửa nằm la liệt từ trên chiếc giường ọp ẹp xuống đến sàn nhà lát đá gạch hoa cũ.
Một người phụ nữ lạ mặt với thân hình hơi mập mạp từ góc nào đó đi ra, cô ta kéo tay Giang, “Em đến giải quyết đúng không? Để chị giới thiệu cho? Bằng thuốc, hút, hay nạo?”
Giang giật cánh tay mình lại và giấu ra sau lưng. Cô bé dường như không quen với kiểu ăn nói sỗ sàng để mời chào hay lôi kéo, càng ngần ngại và tỏ ra e dè khi tiếp xúc với tầng lớp lao độn.
“Không! Không cần!” Giang lúng túng.
Người phụ nữ cười tươi, giọng có phần nhẹ nhàng và mềm mỏng hơn ban đầu. “Ôi! Em gái ngại gì chứ? Đã đến đây rồi thì ai cũng giống ai cả thôi!”
Giang hét lên, “Tôi muốn gặp bác sĩ.” Mặt cô đỏ bừng bừng, vì sợ hãi, vì giận dữ, vì cả người đàn bà này nữa.
Người phụ nữ lùi lại, lẩm bẩm những câu chửi thề rồi cũng biến mất rất nhanh như ngay khi cô ta xuất hiện.
Giang thở dốc. Cô kiễng chân lên và nhìn lại vào những ô phòng nhỏ ban nãy. Nhắm nghiền mắt và hít một hơi thật sâu như để tỏ rõ sự quyết tâm và can đảm của mình, Giang quay người đi và tiến sâu vào phía trong. Một cô gái mặc áo blue trắng dẫn Giang rẽ vào một căn phòng để biển thông báo trước cửa ‘Phòng siêu âm’.
Và cánh cửa khép nhanh lại.
Do vội vã, Du xổ đổ cả xe đẩy đựng dụng cụ y tế trong lúc đuổi theo để ngăn cản Giang. Nhưng không kịp, bóng dáng con bé đã mất hút hoàn toàn nơi cuối hành lang tăm tối.
Trong lúc, Du không biết phải tìm Giang thế nào thì hình ảnh con bé lại lờ mờ xuất hiện ở phía trước. Giang cúi đầu cảm ơn người đi cạnh mình rồi nhanh chóng tìm đường thoát ra khỏi căn nhà đầy mùi nồng nặc bởi tạp chất.
Du đoán con bé đã mua thuốc để tự xử lý tại  nhà.
Nhưng hóa ra không phải thế…

{ { {

Đăng nhận xét

0 Nhận xét