MỤ GHẺ - tiểu thuyết - chương 12.3

Lời tựaMọi gia đình sung sướng đều giống nhau, nhưng mỗi gia đình bất hạnh lại khổ sở theo cách riêng. (Lev Tolstoy)
Mẹ Du là người dân tộc Thái, bà sống cùng gia đình ở một bản làng nhỏ trên vùng núi phía bắc. Trong một lần theo mọi người ở bản về xuôi để lấy hàng vải sợi, bà bị kẻ gian ở chợ lừa bán sang Trung Quốc theo đường vượt biên ở tỉnh Quảng Ninh. Trên đường di chuyển, bà cùng hai người bạn được bọn nhà thổ cho dừng chân tại gần mò than ngay thị trấn Cẩm Phả. Nửa đêm vào giữa thời điểm mưa phùn lạnh giá, bà sự dụng thuốc bột gây mê của người dân tộc làm chúng say ngủ. Và bà cùng hai người bạn bỏ trốn.

Lạ phố xá. Lạ những con đường. Lạ cả ngôn ngữ của người Kinh mà bà chỉ biết được đôi ba câu xã giao trong lần học được ở nhà già làng trong bản. Ngay khi vừa nhìn thấy bóng đèn gắn trên mũ bảo hiểm của một người đàn ông trong bộ trang phục công nhân bước ra từ hầm than, bà đã chạy xô đến cầu cứu.
Người đàn ông bấy giờ không phải là ai khác, chính là ông Hà, là bố của Du.
Chữ duyên cho hai người gặp nhau. Chữ phận giúp hai người nên vợ nên chồng. Trong lời tuyên thệ trước bệ thờ, bà khóc rưng rức, “Nguyện cuộc đời này, em sẽ sống vì anh, nguyện tính mạng này, em sẽ đánh đổi và dành cho anh.”
Và lời tuyên thệ trở thành giao ước định mệnh mà bà cam kết đã xảy ra gần hai năm sau đó – vào cái ngày Du còn sắp đầy một tuổi.
Cái ngày bạc mệnh đã xảy ra…,
Hôm đó là ca trực của ông Hà – vào ban đêm từ hai mươi hai giờ cho đến mười giờ sáng ngày hôm sau. Buổi sáng, mẹ Du nghe được thông tin bị cháy hầm lò than từ một người phụ nữ hàng xóm – chồng của cô cũng cùng ca trực với ông Hà. Hai người phụ nữ vội gửi con sang nhà bà Miên, đi tắt qua đường ray tàu để bắt sang khu phân xưởng khai thác than.
Ống khói mù mịt vẫn nằm ở cửa hầm lò, mẹ Du hỏi thăm hết người này tới người khác đang ở hiện trường, nhưng tất cả mọi người chỉ biết lắc đầu và an ủi để bà bình tâm chờ đợi.
Mắt bà dán chặt tới cửa hầm lò – nơi những người cứu hộ đang mang cáng cứu thương đưa những công nhân còn sống sót, thậm chí là đã thiệt mạng – trở ra ngoài để sơ cứu và chuyển tới bệnh viện.
Vừa nhìn thấy ông Hà với khuôn mặt lấm lem một màu đen, bộ áo quần đen nhẻm đang được hai người đàn ông khác dìu ra ngoài, bà mừng chảy nước mắt và chạy xô tới.
Nhưng cùng lúc, ống dầu thô đổ ngang sang chắn lối đi, bà ngã người tránh né theo phản xạ, và phía dưới lưng bà, đầu nhọn của chiếc búa rìu đã cắm thẳng vào buồng tim.
Ông Hà chứng kiến cái chết của vợ mà không dám tin vào mắt mình.
Ông nghĩ mình bị hoa mắt, chóng mặt do ở trong hầm quá lâu và thiếu oxi.
Nhưng khi tỉnh táo lại, cái chết vô cớ của bà bỗng trở thành nỗi ân hận và ám ảnh suốt cuộc đời ông.
Lẽ nào, giao ước ngày tuyên thệ đã phủ một màu đen, trong cơn nguy kịch tính mạng, ông đã nghĩ về cái chết, nhưng khi rụt tay lại trước sự mời đón của tử thần, ông đã hiểu, mẹ Du đã đánh đổi lấy sự sống này.
{ { {

Đăng nhận xét

0 Nhận xét