Chương 21
Chỉ mới nửa tuần trôi qua, thói quen
lặp đi lặp lại mà cô thực hiện suốt nhiều lần không phải điều gì khác mà là đưa
tay sờ lên khắp vùng bụng mình. Cô hai mươi tư tuổi, cô nghĩ về đứa bé, và nó
sẽ được chào đời vào đầu mùa thu sang năm.
Cô nhặt những chiếc kẹp tóc từ trong
chiếc hộp gỗ mà anh đã tự làm tặng cô hôm ở dưới xưởng để đựng đồ trang điểm và
một vài phụ kiện. Cô thẫn thờ kẹp tóc ngược lên và búi lại ở phía sau. Nhìn cô
chính chắn hơn. Những đường nét trên khuôn mặt đẹp của cô được thể hiện rõ ràng
hơn. Cô trở lên có sức sống hơn. Là nhờ
anh. Là nhờ đứa bé đang mang trong bụng.
Cô tự đến biệt thự Trần Châu theo như
cuộc điện thoại cách đây ít phút. Cô từ chối sự đưa đón cũng như việc nói với
anh về cuộc gặp gỡ này.
Bà Miên kéo cánh cổng giúp cô, “Cô chủ.
Nhìn cô đã khỏe hơn trước rất nhiều”.
“Con cảm ơn bác. Bác cũng thế ạ.”
Gặp lại bà Miên cũng là một niềm vui
đối với cô. Trong những năm tháng của sự trưởng thành, bà Miên coi cô như con
gái mình và hết mực chăm sóc, yêu thương khi bà Hoa vắng nhà. Ơn nghĩa đó, cô
không bao giờ quên.
Bà Châu đã ngồi chờ cô ở chỗ cũ. Vẫn là
bộ bàn ghế trắng đặt giữa vườn hoa phía bên hông của căn biệt thự. Có vẻ bà
Châu chưa nhận ra sự có mặt của cô. Khi bà Miên định lên tiếng thì Kim Uyên đã
kịp ngăn lại, “Đừng, bác gái ơi... ”
Bà Châu ngồi trên một chiếc ghế dài,
mặc bộ quần áo ở nhà màu xám tro. Nét mặt bà thẫn thờ, mệt mỏi, gần như bất
động và chăm chú nhìn phía về hồ bơi không một bóng người với mặt nước màu xanh
thẳm cách đó không xa.
Chưa bao giờ, cô nhìn thấy một hình ảnh
bà Châu trong trạng thái như thế. Bà từng cứng rắn bao nhiêu, thì sự yếu đuối
của phái nữ hiện rõ mồn một vào thời điểm này. Bà từng kiêu sa và làm chủ trong
mọi chuyện, thì tại giây phút hiện thực, bà bất lực và muộn phiền bởi sự quả
quyết cũng như sự chọn lựa với việc ngang bướng của những người làm con.
Trong ít giây, sự tội lỗi trùm khắp suy
nghĩ của cô.
Kim Uyên bước gần lại, giọng gần như
rụt rè, “Con chào bác”. Cô do dự, “Bác đang ốm?”
Câu hỏi của Kim Uyên khiến bà Châu giật
mình. Bà ngồi ngay ngắn lại, đưa tay chỉnh búi tóc cao, “Con đến rồi đấy à? Nào,
ngồi xuống đây, chúng ta dùng trà”.
Là trà. Là uống trà. Không phải café. Không phải café.
Mọi sợi tóc trên đầu cô gần như dựng
đứng. Cô không dám phỏng đoán nội dung về cuộc gặp gỡ này. Nhưng cô không ngừng
nghĩ đến việc, bà Châu đồng ý chuyện tình cảm của anh và cô.
Cô đón lấy tách trà và chăm chăm nhìn
vào chúng.
“Bác xin lỗi về lần gặp trước.”
“Chuyện dùng café ạ?” cô đưa ra sự chắc
chắn của mình qua câu hỏi phỏng đoán. “Con chưa bao giờ được dùng 1 ly café nào
thơm và ngon như thế đâu ạ.”
Bà Châu có chút e ngại trước sự thông
minh của cô. Bà phớt lờ câu chuyện cũ, “Bào thai bắt đầu sang tuần thứ tám. Hai
đứa đã tính đến chuyện gì chưa?”
Kim Uyên bỏng cả môi với tách trà còn
nóng nguyên. Cô cố kìm lại, “Con xin lỗi hai bác về chuyện này.” Cô ngẩng đầu
và bắt gặp đôi mắt mệt mỏi của bà Châu. “Con mong bác hiểu sự việc lần này,
hoàn toàn không có một mục đích nào trước đó giống như việc điểm số của những
môn học trước kia.”
“Ừ”, bà Châu gật đầu, “Bác luôn tin
những gì con nói”.
“Con cảm ơn bác. Còn những chuyện tiếp
theo, con mong hai bác không phản đối mối quan hệ này. Con và anh Tuấn đã rất
cố gắng để ổn định cuộc sống. Con mong bác tin tưởng khi anh Tuấn sống chung
với con.”
“Bác vẫn tin tưởng con. Nhưng sự tàn ác
của hiện thực không cho phép bác ủng hộ mối quan hệ của hai đứa.”
Đột nhiên, cô cảm thấy mất thăng bằng
dù vẫn ngồi ngay ngắn trên ghế. Hai tay cô bám chặt vào vùng bụng của mình. Một
câu nói như dao cắt mà bà Châu bật ra sẽ khiến cô té ngửa. Câu cầu mong điều đó
không phải là sự thật.
“Bác biết con trai bác có niềm đam mê
gì và hiện tại nó đã sắp thành công. Việc nó xuống cảng để tham gia trực tiếp
cùng các kĩ sư cũng như người dân có kinh nghiệm ở dưới đó, bác cũng không phản
đối. Chỉ cần, con chủ động rời xa con trai bác và bỏ đứa trẻ đó đi. Nó.Không.Thể.Ra.Đời.”
Cô rùng mình. Mới chỉ vài phút trước,
cô ngỡ tưởng, người đàn bà trước mặt sẽ trở thành bà nội của đứa bé, vậy mà... Giọng cô run rẩy, “Tại sao chứ? Tại sao bác
luôn tàn nhẫn với con, tàn nhẫn với chính hạnh phúc của con trai bác”.
“Bác cũng không muốn điều đó.” Bà Châu
thở dài và nhìn cô đầy mệt mỏi. Sau nhiều giây im lặng, bà cứng rắn nói, “Trong
buổi gặp trước, bác đã nói rất rõ rằng, có những bí mật đừng bao giờ lật lại,
bởi nó làm đau chính bác, bởi nó thật quá xấu xa. Và hai đứa vẫn luôn là những
đứa con bé bỏng trong mắt người lớn. Vì thế, bác không muốn hai đứa phải tổn
thương theo cách này. Nhưng... ” Đột nhiên, bà Châu dừng lại. Đôi mắt mệt mỏi
của bà long lanh những giọt nước. Bà lấy hai bộ hồ sơ đặt lên bàn và đẩy về
phía cô đang ngồi. “Bác không đủ dũng cảm để nhắc đến chuyện này một lần nữa.
Bác nghĩ, con nên tự xem chúng thì tốt hơn.”
Hồ sơ bệnh án của cô và ông Tôn Tiến
Trần – chồng bà Châu. Cô chần chừ. Cô run rẩy. Tất cả những gì cô có thể nghĩ
là thật may mắn vì đã không nói việc cô tới đây với Tuấn. Sau đó, cô không nghĩ được gì nữa. Cô
nhìn bà Châu. Cô nhìn bộ hồ sơ vẫn nằm nguyên trên bàn. Một sự im lặng nặng nề
khác hẳn với vườn hoa tươi sắc cùng ánh nắng rực rỡ, tràn trề sức sống ngoài
kia.
Cô hoàn toàn không biết bên trong bộ hồ
sơ là những gì. Nhưng cô cảm thấy khiếp sợ. Mặt cô tái nhợt đi, chân tay cô
lạnh toát. Hồ sơ bệnh án của cô tại sao lại liên quan đến hồ sơ bệnh án của ông
Tôn Tiến Trần?
Cô vẫn ngồi im, nhìn đăm đăm về phía
chúng. Nỗi sợ hãi mỗi lúc một rình rập cô gần hơn.
Bà Châu hắng giọng, “Sự thật mà không
được nhìn thẳng, chi bằng ta chỉ có thể sống trong ảo vọng và lừa dối lẫn
nhau?”.
Cô trấn tĩnh lại. Ngồi thẳng lưng lên.
Cô không sợ. Cô là Tô.Kim.Uyên vẫn thường hếch mặt lên với cuộc đời cơ mà.
Ngón tay cô chạm vào hai sợi dây cài và
tháo gỡ nút một cách máy móc. Cô kéo nhẹ những tờ giấy lạnh ngắt ra khỏi phong
bao.
Cô nín thở.
Cô chết lặng.
Cô cảm giác như không khí bị rút hết ra
khỏi buồng phổi của mình chỉ vì làm theo những gì bà Châu yêu cầu.
Cô ngu ngốc.
Giọng cô gần như thì thầm, “Con có nên
tin bác không?”
Cô ngẩng đầu nhìn người đàn bà đối
diện. Cô không thấy niềm vui trong ánh mắt hay nét mặt khi cô tưởng tượng, đây
chỉ là một chiêu bài mà bà tung ra nhằm chia rẽ mối quan hệ yêu đương. Cô chỉ
nhìn thấy sự tuyệt vọng, buồn bã qua những đường vân đỏ trong đôi mắt mệt mỏi,
thâm quầng khi bà Châu cũng đang nhìn cô đau đáu.
“Hãy tin bác. Bởi xét cho cùng, chồng
bác vẫn là ba của con, người con yêu thương vẫn là anh cùng chung nửa dòng máu,
và... ”, bà do dự, “ Và con cũng có thể gọi bác là Dì.”
Cô nhớ đến lần đầu tiên cô gặp ông
Trần. Ánh mắt ông có sự gần gũi, xót thương khiến cô lầm tưởng, ông ủng hộ anh,
ông ủng hộ việc anh yêu và muốn đến với cô. Ánh nhìn đấy chạy qua chạy lại
trong tâm trí cô.
Rồi cô ngoan cố, “Bác nên cho con biết
thêm một vài thông tin khác. Những tờ giấy này... ” Cô bặm môi lại. Cô ước gì
mình đã không hỏi thế.
“Con có thể mang hồ sơ của bác Trần đi
và tới một bệnh viện khác để kiểm tra nếu con nghi ngờ sự trung thực của người
lớn.”
Cuối cùng, cô đã nhận ra rằng, bà Châu
cực kì nghiêm túc. Rằng, chuyện này là sự thật. Không thể thay đổi. Hoàn toàn
không.
“Có thể con cảm thấy chuyện này là rất
khó hiểu và chưa thể chấp nhận được ngay, nhất là khi... ”
“Con xin bác,” cô bất lực với chính giọng nói của mình khi cắt
ngang những gì bà Châu đang nói, “Con không trách bác. Con không hận bác. Suy
cho cùng, bác cũng vì bác, vì hạnh phúc của anh Tuấn mà đối xử như thế với mẹ
của con”.
“Con là người hiểu chuyện, biết nghĩ cho người khác, vì thế bác
cũng rất yêu quý con.”
“Bác đừng nói gì với anh Tuấn,” cô đứng dậy và nghĩ mình phải ra
về, “Con có thể thu xếp được mọi chuyện một cách chu đáo”.
Bà Châu cũng đứng dậy và thở dài, “Cảm ơn con. Tuy nhiên, bác muốn
gửi lại con một phong bao nữa”.
Mặt cô xa xẩm, “Không, thưa bác”, cô nhanh chóng nói, “Sự thật này
là quá đủ rồi. Bác không nhất thiết phải hạ nhục con thêm lần nữa”.
Bà Châu hơi ngạc nhiên trước phản ứng thái quá của cô, “Bác tôn
trọng con. Chuyện phong bao này gồm giấy chứng nhận giải nhất cuộc thi thiết kế
đồ dạ hội ngoài Hà Nội họ gửi tới. Kèm theo đó là giấy mời với mong muốn có sự
hợp tác làm việc của con trong khoảng thời gian nhiều năm”.
Cô nhận lấy phong bao dày cộm, kéo xấp giấy ra và lướt qua vài
trang đầu tiên, “Bác rất chu đáo. Mọi việc con làm luôn nằm trong phạm vi điều
khiển của bác”.
Bà Châu cười gượng gạo, “Bác luôn mong hai đứa sống tốt”.
“Cảm ơn bác. Bác giữ gìn sức khỏe. Con xin phép”, cô cúi đầu.
Những con chữ lặng câm trên tờ giấy dày vò tâm trí cô. Cô ghét sự
ác độc mà bà Châu dành cho cô. Nhưng rốt cuộc, cô còn hận ông Trần đến bội
phần.
Cô rời khỏi cổng. Cô ước gì mình gặp được bà Miên vào lúc này.
Nhưng có lẽ bà đã đi chợ để chuẩn bị bữa cơm chiều.
Cô đi bộ dọc theo vỉa hè. Nỗi đau trong ngực cô ngày càng dữ dội
hơn với những bước chân đi qua. Cách đây hơn một giờ đồng hồ, cô đã đi theo lối
này, niềm hân hoan mong mỏi nghe thấy lời chúc phúc từ bà Châu bỗng bị chìm
nhấn. Thay vào đó là cơn lốc xoáy dội ngược lại khiến cô mù mịt với hướng đi
không được xác định.
Cô vừa đi qua tòa nhà lớn, ngẩng đầu nhìn chúng, ánh sáng chói
chang khiến cô nheo mắt lại. Nơi đó, anh đang thực hiện bản thuyết trình báo
cáo trong buổi họp cho dự án sắp được triển khai.
Điều gì đó quằn quại dội lên tâm trí cô, rồi sau đó trở lên tê
tái, nhường chỗ cho một cơn đâu đầu đến chao đảo.
Mất anh, mất
những gì cô đang mang trong cơ thể, đồng nghĩa với việc cô mất đi thế giới sống
của mình.
Cô căm ghét thực tại...
Trước khi đi, anh nghĩ mình phải cầu hôn em,
anh đã đặt nhà hàng rồi, chúng ta sẽ tới đó vào tối mai.
Thời gian anh
xuống đó và ở dưới xưởng đóng tàu tương đối dài. Anh không thể đưa em cùng
xuống đó. Vì thế, một tuần anh sẽ trở về thành phố một lần, hoặc có thể là
nhiều hơn, bởi vì anh nhớ em và con. Nhưng anh đã nghĩ tới việc đóng một chiếc
giường bập bênh cho đứa con nhỏ của chúng ta rồi đó...
Cô không rõ cô phải mất bao nhiêu lâu để trở về đúng căn hộ. Ngồi
giữa bốn bức tường được sơn màu sữa, một cảm giác xa lạ và hoảng sợ khiến cô
nghẹt thở. Đôi mắt cô ráo hoảnh, tâm trí cô tê dại. Những sự thật mới đây thôi
chẳng khác nào cơn bão muốn xóa sạch mọi viễn cảnh trong tương lai mà cô đã vẽ.
Cô ngủ trên ghế sô pha ngoài phòng khách. Dáng cô co quắp như một
con mèo uể oải. Không khí trong phòng nặng nề. Cô chập chờn trong giấc ngủ mê
sau cơn giông tố. Trong giấc mơ, cô khóc, cô cười, cô lặng lẽ, cô run rẩy, rồi
cô thét gào. Cô lại bật dậy, đầu gục xuống đầu gối, đôi tay cứng nhắc chỉ biết
tự giữ lấy thân mình. Cô không đụng vào bất cứ một đồ vật nào trong căn phòng.
Cô muốn rời bỏ, giống như việc thoát khỏi giấc mơ đã tạo dựng và được giam lỏng
bằng một chiếc khóa mà tại giây phút này đã bị lung lay.
Cô ngơ ngác đứng dậy, rời khỏi ghế và đi thẳng ra ban công. Hoàng
hôn đã xuất hiện. Nơi tiếp giáp giữa thành phố và bầu trời nổi lên những đường
cong mềm mại tạo thành khối màu phơn phớt tím. Cô vịn tay vào thanh lan can,
gió thổi tung mái tóc dài ra phía sau, chạy dọc cơ thể chỉ còn là nỗi đau kéo
dài mãi mãi ...
Cô không khóc. Nước mắt cạn khô rồi.
Cô nên độc ác với anh. Lý do duy nhất tấn công suy nghĩ của cô
rằng, ba anh đã làm cuộc đời mẹ cô phải đau khổ.
Cô trở về phòng ngay sau đó. Thay vì giận dữ với anh, thay vì gào
thét với anh, cô đã chọn cách phá nát bộ sưu tập mẫu thiết kế của mình, chỉ màu
rối tung, kim thêu rơi lách cách xuống sàn nhà nghe đến ớn lạnh.
Nếu ở tuổi mười tám, cô dại dột lấy chiếc kim và đâm vào bàn tay
cho rớm máu, thì ở tuổi hai mươi tư, cô phải cố níu lấy sự giận dữ để đừng nghĩ
đến việc tự làm mình đau.
Cô trả thù anh.
Trả thù anh. Để anh đau khổ giống như mẹ cô đã
phải thế. Ba anh đã bỏ rơi mẹ cô. Vậy thì, anh phải hứng chịu hậu quả. Không
cần giải thích, không cần một lý do để lại.
Xa anh. Không còn anh bên cạnh. Thế giới sống của cô trở lại như
trước kia, lạnh lẽo như nắm tro tàn.
Gặp anh là sự sắp
đặt sai lầm của số phần.
Yêu anh là sự
nhầm lẫn tai hại của trái tim...
Cô kéo mình dậy khỏi sàn nhà. Căn phòng này cần được dọn trống... Chỉ cần thế thôi.
{ { {
0 Nhận xét